Nguyên nhân rách sụn chêm khi đá bóng | Rách sụn chêm có đá bóng được không?

Sụn chêm bị chấn thương trong bóng đá là một trong những chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thi đấu và sinh hoạt của người dính chấn thương. Sụn chêm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tác động va đập giữa 2 khớp đầu gối và ổn định khớp gối. Rách sụn chêm khi đá bóng không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm hiệu suất thi đấu, tăng nguy cơ chấn thương tái phát.

Trong bài viết này, trang trực tiếp bóng đá 5goal sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây rách sụn chêm khi đá bóng và liệu sau khi bị rách sụn chêm, cầu thủ có thể tiếp tục chơi bóng hay không.

Nguyên nhân gây rách sụn chêm khi đá bóng

Rách sụn chêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp trong quá trình chơi bóng đá. Việc nhận biết đúng nguyên nhân rách sụn chêm trong bóng đá giúp người chơi có thể phòng ngừa và xử lý chấn thương hiệu quả hơn.

Nguyên nhân rách sụn chêm khi đá bóng
Nguyên nhân rách sụn chêm khi đá bóng

Tác động trực tiếp làm sụn chêm bị chấn thương

Các pha tranh chấp quyết liệt trong bóng đá thường dẫn đến va chạm mạnh vào đầu gối. Khi đối thủ tấn công hoặc cản phá mạnh mẽ, chấn thương sụn chêm khi đá banh có thể xảy ra do áp lực đột ngột và mạnh mẽ tác động lên khớp gối. Ngoài ra những pha tiếp đất sai cách sau khi bật nhảy hoặc ngã mạnh có thể dẫn đến chấn thương sụn chêm. Khi cầu thủ tiếp đất không đúng kỹ thuật, lực tác động lên đầu gối lớn ở góc độ xấu có thể dẫn đến rách sụn chêm ngay lập tức.

Đặc biệt những pha vào bóng ác ý bằng gầm giày trúng đầu gối có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng ở phần sụn chêm. Nên tập luyện phản xạ và sự dẻo dai để có thể tránh khỏi nhưng chấn thương nặng như sụn chêm hay chấn thương ống đồng.

Chuyển động đổi hướng đột ngột

Thay đổi hướng chạy nhanh chóng là một phần không thể thiếu trong bóng đá đặc biệt là đối với những cầu thủ sử dụng kỹ thuật đổi hưởng để đi bóng, nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ rách sụn chêm. Chuyển hướng đột ngột tạo ra lực xoắn trên đầu gối, có thể làm tổn thương sụn chêm, chấn thương đầu gối. Ví dụ cụ thể có thể kể đến như Ronaldo Delima, Fednaldo Torres đều là những cầu thủ bị chấn thương sụn chêm hành hạ do dùng đầu gối quá nhiều.

Các động tác đá bóng không đúng cách, như dùng lực quá mạnh hoặc không cân đối, cũng gây áp lực lên đầu gối và sụn chêm. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi cầu thủ không được huấn luyện đúng kỹ thuật bài bản thì hậu quả rách sụn chêm trong bóng đá là cực kỳ nghiêm trọng.

Các yếu tố khác gây tổn thương sụn chêm

Sụn chêm yếu đi theo thời gian, đặc biệt ở những người đã có tuổi hoặc có tiền sử chấn thương đầu gối. Khi sụn chêm bị thoái hóa, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây rách. Các dấu hiệu sụn chêm bị tổn thương trong đá banh bao gồm đau nhói, sưng và khó khăn khi di chuyển đầu gối. Một nguyên nhân khác là do không khởi động kỹ trước khi chơi bóng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương. . Thiếu khởi động làm cho sụn chêm và các cơ quanh khớp dễ bị tổn thương khi phải chịu lực đột ngột.

Những yếu tố này đóng góp vào việc làm tăng nguy cơ sụn chêm bị rách khi chơi bóng đá. Vậy sụn chêm bị rách có đá banh được không? Điều này sẽ được giải đáp chi tiết ở phần sau của bài viết.

Cách điều trị rách sụn chêm khi đá bóng

Điều trị rách sụn chêm có thể được thực hiện bằng các phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Dưới đây là các phác đồ cách khắc phục rách sụn chêm khi đá bóng cho từng trường hợp.

Có thể phải phẫu thuật sụn chêm nếu chấn thương nghiêm trọng
Có thể phải phẫu thuật sụn chêm nếu chấn thương nghiêm trọng

Điều trị không phẫu thuật

Khi bị rách sụn chêm, điều quan trọng đầu tiên là phải nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây áp lực lên đầu gối. Nghỉ ngơi giúp giảm sưng và đau, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình tự phục hồi của cơ thể. Kết hợp cùng với các bài tập phục hồi chức năng giúp tăng cường cơ bắp quanh đầu gối, cải thiện sự ổn định và linh hoạt của khớp. Sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm như ibuprofen hoặc paracetamol giúp giảm triệu chứng và làm giảm viêm. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Vật lý trị liệu  sau khi hết đau bao gồm các bài tập kéo giãn, tăng cường sức mạnh và cân bằng, giúp người bệnh phục hồi dần dần mà không gây áp lực lên sụn chêm bị rách.

Phẫu thuật điều trị rách sụn chêm khi đá bóng

Khi rách sụn chêm nghiêm trọng hoặc không thể điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật, phẫu thuật nội soi là lựa chọn phổ biến. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nhỏ để sửa chữa hoặc loại bỏ phần sụn chêm bị rách và bơm colagen vào đẩy nhanh quá trình tái tạo. Phẫu thuật nội soi thường ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật mở. Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu.

Quá trình phục hồi bao gồm các bài tập tăng cường cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và cân bằng của đầu gối. Thời gian hồi phục có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ chấn thương và thể trạng của cầu thủ.

Rách sụn chêm có đi đá bóng được không?

Sụn chêm bị rách lúc chơi đá bóng, khi chưa hồi phục hoàn toàn có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Nguy cơ tái phát chấn thương rất cao nếu đầu gối chưa ổn định.

Có thể tiếp tục đá bóng sau khi phục hồi hoàn toàn chấn thương sụn chêm
Có thể tiếp tục đá bóng sau khi phục hồi hoàn toàn chấn thương sụn chêm

Tuyệt đối không đá bóng khi sụn chêm chưa khỏi

Khi sụn chêm bị rách, đầu gối không chỉ mất đi sự ổn định mà còn dễ bị tổn thương thêm nếu tiếp tục chịu áp lực từ các hoạt động mạnh. Việc đá bóng trong tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ gây ra các chấn thương khác, chẳng hạn như rách dây chằng hoặc chấn thương gân kheo. Điều này không chỉ làm kéo dài thời gian hồi phục mà còn có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài về khớp gối.

Nhiều cầu thủ đã quay lại chơi bóng sau khi hồi phục hoàn toàn từ chấn thương rách sụn chêm, nhưng cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và khởi động kỹ lưỡng.

Đá bóng sau khi phục hồi chấn thương sụn chêm

Phục hồi đúng cách và thực hiện đầy đủ các bài tập phục hồi chức năng sẽ giúp đảm bảo sự ổn định của đầu gối. Sau khi hoàn thành quá trình phục hồi và được bác sĩ xác nhận, người chơi có thể trở lại sân bóng. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị bảo vệ như băng đầu gối là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ chấn thương tái phát. Khởi động kỹ lưỡng trước mỗi buổi tập và trận đấu cũng giúp cơ và khớp chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động mạnh, giảm nguy cơ tái phát chấn thương.

 

Kết luận

Rách sụn chêm khi đá bóng là một chấn thương nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được xử lý đúng cách. Hiểu rõ nguyên nhân rách sụn chêm trong bóng đá và triệu chứng, cùng với việc tuân thủ các phương pháp điều trị và phòng ngừa, sẽ giúp người chơi bóng đá duy trì sức khỏe và hiệu suất thi đấu.

Hiểu rõ cơ thể mình và chơi bóng một cách thông minh có thể giảm nguy cơ bị chấn thương sụng chêm, luôn tuân thủ phác đồ điều trị để bình phục nhanh nhất sau chấn thương.

Ngoài rách sụn chêm thì các chấn thương dễ gặp khi đá bóng có thể kể đến như:

Viết một bình luận